Bài 2 và hết: Hòa thượng Thích Huệ Đăng bắt đầu với cây sâm Ngọc Linh

Đã có nhiều doanh nghiệp đến đặt vấn đề hợp tác với Thầy để sản xuất lớn viên sâm, nhưng Thầy đều khước từ; bởi lẽ, với Thầy, mục đích chữa bệnh cứu người là cao hơn tất cả.


Hòa thượng Thích Huệ Đăng và Nhà báo Nguyễn Như Phong. (Từ trái qua)
Khi Thầy bắt đầu với cây sâm Ngọc Linh thì tuổi đã gần 70 tuổi, sức khỏe đã kém đi nhiều. Khó khan lớn nhất là Thầy không có nền tảng kiến thức về cây sâm Ngọc Linh và quy trình nuôi cấy mô giống cây này. Bên cạnh đó là khó khăn về tài chính để xây dựng phòng thí nghiệm, đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, nhân sự…

Sâm Ngọc Linh là giống cây cực kỳ “ đỏng đảnh”, rất khó trồng, nhất là khi được di thực ra khỏi vùng đất tự nhiên tại tỉnh Kom Tum và Quảng Nam.

Ở Việt Nam ngày ấy, có rất ít nghiên cứu về việc khai thác, chế biến và sử dụng sinh khối (callus) như một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Không có nghiên cứu về cách sản xuất, chất lượng, tác dụng của sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh.

Để có được cây giống, Hòa thượng quyết tâm đích thân leo lên núi Ngọc Linh để tìm được cây sâm. Trải qua thiên nan, vạn nan như thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, cuối cùng Thầy cũng “ thỉnh” được 98 cây sâm Ngọc Linh tự nhiên.

Hòa thượng Thích Huệ Đăng kiểm tra cây sâm Ngọc Linh trồng bằng phương pháp cấy mô.
Mang cây giống trở về, Thầy cùng các học trò mày mò, thử nghiệm, học hỏi từ các chuyên gia nghiên cứu về sâm Ngọc Linh. Sau nhiều thất bại,Thầy xây dựng được một quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô quy mô lớn.

Thầy cũng đã thử di thực cây sâm Ngọc Linh tới nhiều vùng núi đi trên khắp đất nước Việt Nam, nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng, cây tồn tại và phát triển được tại khuôn viên của Công ty nằm trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt. 

Mới đây, tại vườn ươm của Công ty, cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô lần đầu tiên ra hoa. Thầy hy vọng hoa phát triển tốt, kết hạt, sử dụng hạt nhân giống, nếu thành công có thể đưa cây sâm Ngọc Linh trở về quy trình phát triển tự nhiên.

Hòa thượng đã thử nghiệm rất nhiều, kết hợp các kinh nghiệm trong quá trình trông cây hoa địa lan để ứng dụng trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô, ví dụ việc sử dụng giá thể có phối trộn vỏ cà phê để tạo độ xốp và tăng tính kháng khuẩn, giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng và hạn chế dịch bệnh.

Công nhân của Thầy được ăn ở miễn phí, được tập Yoga và được học Phật pháp.
Để đánh giá chất lượng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp cấy mô, Hòa thượng lấy chính cơ thể mình để thử nghiệm, và thấy sinh khối không thành cây con hoàn chỉnh (mà ngành nuôi cấy mô thường bỏ đi) có tác động đến hệ thần kinh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Từ đó, Hòa thượng đầu tư hệ thống máy định tính, định lượng hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản để kiểm tra hàm lượng một số saponin chính, trong đó có MR2 (saponin là nhóm chất đặc trưng của sâm, MR2 là loại saponin đặc thù của sâm Ngọc Linh Việt Nam).

Kết quả cho thấy hàm lượng MR2 trong chiết xuất cao đặc thu được từ sinh khối sâm Ngọc Linh cao gần bằng hàm lượng MR2 trong củ sâm 10 năm ( Với cùng một khối lượng). 

Tiếp đó, Hòa thượng chế biến sinh khối thành dạng bột khô, gửi biếu,tặng rất nhiều trường hợp bệnh nhân ở nhiều loại bệnh khác nhau (tập trung ở bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, phổi, ung thư máu và bệnh trầm cảm) để thử nghiệm lâm sàng,và thu được những kết quả rất tích cực. 

Trong phòng cấy mô cây sâm Ngọc Linh.
Viên sâm Ngọc Linh của Thầy còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thầy dùng viên sâm Ngọc Linh do mình sản xuất đã mấy năm nay. Và quả thực, hiếm có người nào ở độ tuổi ngoài 80 như Thầy mà trí tuệ vẫn cực kỳ mẫn tiệp, sắc sảo; vẫn lao động quần quật suốt từ 6h sáng đến 6h tối; vẫn lái xe đi hàng trăm cây số…

Hòa thượng đã đi học hỏi tại các nhà máy dược lớn và có uy tín tại Việt Nam, đầu tư xây dựng khu chế xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh Việt Nam, xin giấy phép thẩm định chất lượng từ các cơ quan nhà nước liên quan, phân phối tới những người bệnh trên cả nước…

Đến bây giờ viên sâm Ngọc Linh của Thầy đã có chất lượng ngang, thậm chí có loại hoạt chất quý còn cao hơn sâm Ngọc Linh tự nhiên.

Hòa thượng Thích Huệ Đăng và chú tiểu Thiện Tâm - Người được Thầy mang về nuôi từ tấm bé.
Đã có nhiều doanh nghiệp đến đặt vấn đề hợp tác với Thầy để sản xuất lớn viên sâm, nhưng Thầy đều khước từ, bởi lẽ, với Thầy, mục đích chữa bệnh cứu người là cao hơn tất cả.Điều Thầy sợ là chất lượng viên sâm, một khi giao cho doanh nghiệp snar xuất sẽ không được như chính Thầy đã làm. 

Thầy không cần tiền để làm giàu, không cần bất cứ một sự vinh danh nào…Cái gì đến thì tự đến.Điều mà Thầy cần là “ Viên sâm Ngọc Linh phải được sản xuất từ cái Tâm Chân thật, Tâm Tình thương, Tâm Hy sinh và Tâm Nhẫn nại”. 

Giá viên sâm Thầy bán ra hiện nay thấp hơn giá sản xuất. Và để có tiền nuôi công nhân, Thầy phải bán phong lan…Phong lan của Thầy cũng rất đặc biệt bởi được nuôi trồng trong môi trường mang đậm tính tâm linh.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm. 
Tôi là người rất hiểu quá trình làm viên sâm Ngọc Linh của Thầy. Và tôi cũng đã viết thư cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đề nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo Bô Y tế cần giúp Thầy có những nghiên cứu căn cơ, bài bản, và đặc biệt là cần thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh, để có đánh giá chính xác về chất lượng, cũng như hiệu quả của viên sâm Ngọc Linh đối với một số bệnh nan y. 

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng của Bộ Y tế cần “ xắn tay áo” vào cùng với Hòa thượng Thích Huệ Đăng hoàn thiện viên sâm Ngọc Linh để chữa bệnh cứu người.

Và tâm nguyện của Thầy cho những năm tháng cuối đời cũng chỉ là như vậy.

Nhà báo Nguyễn Như Phong

Đường link: