Đây là lối phân loại bắt nguồn từ Ngũ hành hình tướng. Tác giả mượn hình tượng của 10 chữ Hán là: Do, Giáp, Thân, Điền, Đồng, Vương, Viên, Mục, Dụng và Phong để tượng trưng cho 10 khuôn mặt.
Đây là lối phân loại bắt nguồn từ Ngũ hành hình tướng. Tác giả mượn hình tượng của 10 chữ Hán là: Do, Giáp, Thân, Điền, Đồng, Vương, Viên, Mục, Dụng và Phong để tượng trưng cho 10 khuôn mặt điển hình.
Cho nên lối phân loại này còn được gọi là Thập đại tự hình tướng.
Nhìn vào hình dạng của 10 chữ đó ta cũng đủ hình dung được những nét đặc thù của từng khuôn mặt điển hình đúng như tác giả đã nói: "Biết rõ được lý lẽ và cách cấu tạo của từng chữ một ta sẽ thấy được cái lẽ huyền diệu bao hàm trong lối phân loại này".
Ý nghĩa và lý do khiến tác giả lấy 10 chữ để bao gồm khuôn mặt con người vào 10 mẫu chính tác giả dẫn giải trong bài tựa, xin trích một đoạn sau đây:
"Diện mạo con người có muôn nghìn hình thái há có thể lấy 10 chữ mà vẽ nên hết được sao? Nhưng người giỏi nhận xét, biết suy đoán sẽ dựa vào gốc chính mà suy ra được muôn vạn cái khác bắt nguồn từ gốc mà ra".
"Người giỏi phép xem tướng mặt có thể dựa vào Ngũ hành làm gốc mà bao trùm muôn vạn hình dạng. Vì con người hập thụ tinh túy của Ngũ hành trong trời đất mà thành hình dạng nên không thể thoát ly ra khỏi Ngũ hành"
Lối phân loại này dựa vào sự chính (tức là sự đúng cách) và sự thiên (tức tạp cách) của Ngũ hành. Bởi vậy, khuôn mặt của cong người dù có trăm ngàn vạn mớ nét khác biệt, vẫn chẳng thể nào ra khỏi những nét điển hình khái quát của 10 mẫu dựa vào hình dạng của 10 chữ.
Nay lấy sự chính của Ngũ hành mà bàn, ta thấy rằng: hình chính Hỏa trên nhỏ nhọn, dưới nở rộng, há chẳng mường tượng dạng chữ Do hay sao? Khuôn mặt của hình chính Mộc, trên rộng dưới hẹp chẳng phải tương tự của hình chữ Giáp hay sao?...
Bàn về sự thiên (tạp cách) ta thấy có kẻ do sự kết hợp hỗn tạp của hình Hỏa và Mộc là ở giữa mặt lớn, trán và Cằm nhọn, há chẳng mường tượng như chữ Thân hay sao?...
Sự thiên, sự chính của Ngũ hành có thiên hình vạn trạng nhưng vẫn không vượt ra ngoài Ngũ hành. Mười loại điển hình tuy ít, nhưng tóm tắt được ý nghĩa của Ngũ hành hình tướng (Ngũ hình chính và thiên) nên có thể bao gồm được hết khuôn mặt của con người.
Bây giờ căn cứ vào tiêu chuẩn đã được nêu trên, ta đi sau vào cách mô tả những nét chi tiết đặc thù của từng mẫu người điển hình và ý nghĩa của từng mô thức một.
1. Khuôn mặt chữ Do:
Khuôn mặt phần Thiên Đình (trán) hẹp và dài, Địa Các (Cằm) nở to………… thiếu
Vận mạng: từ bé không có gì hoặc không đáng kể, tự lực cánh sinh. Trung niên mới có thể khá giả.
Nếu Ngũ Quan đều hoàn mỹ thì từ trung niên trở đi mới bắt đầu phát, và có thể trở thành tiểu quý, trung phú. Nếu Ngũ Quan không toàn hảo thì cũng có thể tạm đủ ăn mặc nhưng không quý hiển.
Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ, nếu Ngũ Quan cân xứng và tốt: con cháu làm nên. Nếu thần thái tươi vui và có dáng dấp uy nghi có thể có chồng quý hiển. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ bên ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.
2. Khuôn mặt hình chữ Giáp:
Phần Thiên Đình nở rộng và cao, Địa Các hẹp và dài, hình thể ẻo lả, tạo thành tướng cách Hữu thiên vô địa thì đều được xếp vào khuôn mặt chữ Giáp (h213)
Đàn ông có tướng này, phần lớn đều không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25 tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhàn do tổ ấm lưu lại và có thể có công dang ở mức tiểu quý hiển nhưng vẫn không tránh khỏi cảnh tiền phú hậu bần.
Đến khoảng ngoài 50 thì gần như không còn gì, vợ con có thể chia lìa. Nếu Ngũ Quan khuyết hãm thì vãn vận lại càng thê thảm mà sơ vận cũng không lấy gì làm khá giả.
Đàn bà cũng vậy, tuy nhiên đàn bà mà ánh mắt có thần quang thu táng có thể có con thông minh và sống lâu.
1. Khuôn mặt chữ Thân:
Phần Thường (Thiên) đình trên nhỏ nhọn, dưới nở; khoảng Lưỡng Quyền và Mi cốt nở cả bề ngang lẫn bề dài; phần Địa Các hẹp mà dài thì gọi là khuôn mặt chữ Thân
Đàn ông hay đàn bà có khuôn mặt chữ Thân tuổi nhỏ gặp nhiều vất vả có cha mẹ cũng không được nhờ cậy, không có di sản của tổ phụ.
Nếu Ngũ Quan toàn hảo, thần thái thanh nhã thì cũng có phần phú quý đáng kể, và phần lớn là thọ nhưng về già cô độc. Nếu Sơn Căn gẫy, hẹp, mỏng và không có Thùy châu thì cuộc đời vất vả.
4. Khuôn mặt chữ Điền:
Phàm người nào có vầng trán vuông, Thiên Thương nảy nở, Địa Các đây đặn vuông vắn, Tai cốt phát triển vừa phải thì gọi là thuộc loại khuôn mặt chữ Điền.
Người có khuôn mặt chữ Điền nói chung có vận mạng khả quan từ trẻ đến già. Ngũ Quan toàn hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển đến tột phẩm.
Nếu bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và mập, sắc da trắng bệch thì hoặc là tổn thọ hoặc là bình phàm. Nếu Ngũ Quan tuy không khuyết hãm nhưng không toàn mỹ thì chỉ giàu chứ không quý hiển.
5. Khuôn mặt hình chữ Đồng:
Tam Đình trên khuôn mặt đều cân xứng, mỗi đình đều dài rộng, Ngũ Nhạc nảy nở rõ ràng phối hợp đúng mức. Thiên Thương Địa khố đầy đặn, không có bộ vị nào hỏng về cả hình thức lẫn thực chất thì gọi là khuôn mặt chữ Đồng. Đây là khuôn mặt được coi là Thượng cách.
Đàn ông mà có khuôn mặt chữ Đồng thì cả ba giai đoạn: trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện. Nếu chỉ được phần hình thức toàn hảo mà thực chất không ra gì thì sự tốt đẹp bị chiết giảm nhiều.
Đàn bà có khuôn mặt được xếp vào loại chữ Đồng là kẻ suốt đời được hưởng hạnh phúc không biết đau khổ là gì.
6. Khuôn mặt hình chữ Vương
Thiên Đình nảy nở cân xứng. Trung Đình vuông vức nhưng trơ xương; Hạ đình naỷa nở nhưng thịt ít xương nhiều thì khuôn mặt này được xếp vào loại khuôn mặt chữ Vương.
Đàn ông có tướng mặt chữ Vương thường là tài lộc bất toàn, nếu Ngũ Quan ngay ngắn thì có danh mà chẳng có lộc hoặc có lộc mà vô danh khó có thể có danh lợi song toàn.
Nếu Thương, Khố khuyết hãm thì tuy là kẻ có mưu trí nhưng cũng khó thành người phú quý. Nếu Ngũ Quan lệch hãm thì suốt đời lận đận bôn ba. Luận về đàn bà cũng vậy.
7. Khuôn mặt hình chữ Viên (h218):
Phàm người có khuôn mặt tròn, mắt tròn, tai tròn Miệng gần như tròn thì gọi là người thuộc hình chữ Viên.
Về vận mạng, người như thế thường thường cha mẹ mất sớm, thọ số không cao. Nếu da trắng, khí sắc trì trệ, không quá 30 tuổi sẽ bị tuyệt mạng.
Nếu Ngũ Quan toàn hảo thì có thể phú quý, Ngũ Quan phá, liệt cách thì chắc chắn đời sống vất vả, nhiều bệnh tật, khó tránh khỏi chết yểu.
Đàn bà có tướng mặt như trên mà Ngũ Quan khuyết hãm: thuở nhỏ được cha mẹ sủng ái, lớn lên thường vất vả về chuyện chồng con. Nếu Ngũ Quan toàn hảo lại trở thành phúc thọ khả quan.
8. Hình chữ Mục:
Thiên Đình cao mà hẹp, phần Trung Đình ngắn và thiếu nảy nở. Phần Hạ đình dài mà hẹp thì gọi là hình chữ Mục.
Về mạng vận thì đây là tướng hạ cách. Nếu Ngũ Quan không lệch lạc phá hãm thì thuở nhỏ có thể được an nhàn, từ 20 tuổi trở đi dần dần lụn bại.
Đàn bà có tướng mặt như trên chủ về hình phu khắc tử, nhưng lại rất thọ. Sự khắc chồng con và cô độc đó nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thần khí và Ngũ Quan tốt hay xấu.
9. Hình chữ Dụng:
Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, Ngũ Quan lệch lạc thì gọi là hình chữ Dụng. (h220)
Đàn ông thì hình thê khắc tử, cơ khổ lênh đênh đến già.
Đàn bà cũng vậy. Tuy nhiên nếu thân thể cân xứng, da dẻ tươi nhuận và thần khí xung mãn thì được hưởng vài chục năm đầu cuộc sống tạm gọi là bình thường.
10. Hình chữ Phong:
Nếu khuôn mặt phần trán vuông vắn, đều đặn và nảy nở. Phần Địa Các đầy và rộng, nhưng riêng phần Trung Đình nhất là hai khu vực Lưỡng Quyền thấp và hẹp lại trông tương tự như hình chữ Phong. (h221)
Với thân thể hư nhược, Ngũ Quan bình phàm thì loại mặt trên chủ về tạm đủ ăn đủ mặc nhưng trung niên trắc trở, mới đầu khá sau suy sụp dần dần. Nếu thân thể hư nhược mà Ngũ Quan toàn hảo có thể tạm gọi là phú quý nếu được thân cận với quý nhân, Ngũ Quan khuyết hãm thì không còn gì để nói.
Đàn bà có tướng mạo như trên bất kể Ngũ Quan tốt hay xấu đề lưu lạc phong sương, khá về chồng thì hỏng con mà nếu được về con thì hỏng chồng.
Nhận xét/ Bình luận