Các loại Mũi điển hình trong Nhân tướng học

Thực ra Mũi cũng như các bộ phận quan trọng khác của khuôn mặt, ngoài đặc điểm chủ yếu là chủ về tài lộc còn giúp ta biết được nhiều khía cạnh khác nữa.


1. Hổ dương tỵ (h125)

Hổ dương tỵ hay còn gọi là Củng tỵ (vì thân mũi nảy nở và hơi cong vòng). Đặc điểm của Hổ dương tỵ là Mũi dài khác thường, thân Mũi lớn và cong đều đặn; ranh giới giữa Sống mũi, Gián Đài, Đình Úy không rõ rệt và gần như là cùng một khối. 

Trông ngang (trắc diện) thì Niên Thượng, Thọ Thượng cao hơn Chuần Đầu. Chuần Đầu tuy có thịt nhưng  chỉ  vừa phải kéo dài xuống phía Nhân Trung.

Mũi Hổ dương là loại Thẩm biên quan thành tựu chủ về phú hơn là quý. Phối hợp đắc cách với Lưỡng Quyền và các bộ vị khác Hổ dương tỵ là đại phú cách kiêm thiện cách.

2. Sư tử tỵ: (h126)

Sơn Căn thấp, Niên Thượng và Thọ Thượng rất thấp. Chuần Đầu đặc biệt phát triển và tròn trịa; Gián Đài và Đình Úy phát triển nảy nở, phân biệt rất rõ so với thân mũi. Nhìn thẳng, toàn bộ Mũi phát triển về bề ngang ở khu vực phía dưới. 

Mũi sư tử đúng cách thì chỏm của Chuần Đầu và hai cánh mũi gần như ở trên một mặt phẳng thẳng góc với lỗ mũi; lỗ mũi lớn nhưng không lộ.

Cổ tướng học xếp mũi sư tử vào loại Mũi thành tựu. Hình dạng mũi chạy cách mà lại có long mày, mắt và thân thể mang các đặc tính tổng quát của Sư tử hình là loại tướng đại phú quý. Chỉ có Mũi sư tử đúng cách còn kỳ dư là phá cách thì chỉ ở mức bình thường.

3. Mũi thông thiên (phục tê tỵ) (h127)

Mũi có nét tướng đặc biệt sau đây:

- Sống mũi tròn cao, thẳng tắp và ăn thông một mạch từ Chuần Đầu đến tận chân trán (vì trán là biểu tượng thu gọn của trời nên mới có danh là Thông thiên)
- Chuần Đầu tròn và hình dáng vừa phải, và ngang bằng với hai cánh mũi.
- Hai cánh mũi không nở rõ
- Mũi không lộ khổng và có bề dài ít nhất từ trung bình trở lên, xương thịt thích nghi.

Mũi thông thiên thuộc loại Thẩm biện quan thành tựu. Phối hợp đắc cácnh với Bảo thọ quan và Giám sát quan. Mũi thông thiên là Mũi điển hình cho lọa tướng đại quý cách, quý hiển có thể lên đến tột đỉnh. Sách tướng cổ xưa nhận xét rằng kẻ có vị đến Ta công đều có Mũi thông thiên cả.

4. Mũi vượn (viên tỵ) (h128):

Nói chung về tổng quát chiều dài, Mũi vượn thuộc loại dưới mức trung bình so với khuôn mặt. Tuy nhiên về mặt chi tiết có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

- Sống mũi ngay thẳng.
- Bề ngang và bề dài của mũi dưới mức trung bình, lỗ mũi nhỏ nhưng không lộ
- Cánh mũi nhỏ và trễ xuống hơn phần Chuần Đầu Mũi vượn được coi là bình phàm không tốt, không xấu nếu chỉ xét riêng về Mũi theo quy định của tướng thuật. 

Phối hợp với tướng hình phảng phất như khỉ vượn và có một vài nét đặc dị về cá tính như: lanh lợi nhưng hay cáu giận; hay tư lự; thích trái cây hơn rượu thịt, thì kẻ có mũi vượn là kẻ tinh ranh láu lỉnh, không thích đảm đương công việc chân tay có tính cách nặng nhọc. 

Kẻ như vậy chỉ thích ứng công việc tiểu công nghệ nhẹ nhàng, sự thành công nếu có cũng chỉ ở mức trung bình. Tuy vậy, mũi vượn đắc cách và thích ứng với Ngũ Quan không khuyết hãm là tướng đủ ăn mặc, không lo đói rét suốt đời.

5. Mũi khỉ (h129)

Sơn Căn có bề rộng và hơi thấp

- Phần sống mũi (Niên Thượng và Thọ Thượng) khá cao và có bề rộng rõ rệt.
- Phần Gián Đài, Đình Úy, Chuần Đầu đều đặn, nở nang và có màu hồng nhạt
- Mũi không lộ khổng và có chiều dài trung bình.

Mũi khỉ được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu thuộc vào loại quý cách nhiều hơn là phú cách, tuy rằng thực tế thường kiêm cả hai với phần trội yếu là quý. 

Phối hợp với đắc cách Hầu tướng và thuần túy, Mũi khỉ là tướng đại phú quý, chủ về văn học hoằng đại, tài trí hơn người nhưng tính ưa sắc dục và ham tiền một cách kỳ lạ.

6. Mũi trâu (ngưu tỵ) (h130):

Mũi trâu nói chung nảy nở và đều đặn, Chuần Đầu trông tương tự như Mũi loài trâu; Sơn Căn lớn, rộng nhưng thấp; Sống mũi gồm Niên Thượng, Thọ Thượng không cao nhưng rắn chắc dài hơn mức trung bình.

Trong cổ tướng học Mũi trâu được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu và liệt vào loại phú cách.

Về cách phối hợp Mũi trâu cần đi đôi với hình dạng người thuộc thú hình như trâu, tê giác, kỳ lân mà lại có Miệng trâu phối hợp là kẻ được hưởng phúc lộc tự nhiên, buôn bán dễ thành danh lợi, hơn là cầu danh trên đường khoa hoạn.

7. Mũi ống trúc (tiêm đồng tỵ) (h131):


Thân mũi ngay thẳng không lệch lạc, có độ dài trung bình (phần sống mũi). Chuần Đầu bằng phẳng (không nổi rõ Gián Đài, Đình Úy), đều đặn, sống mũi cao rộng, tạo thành hình dạng như thân ống trúc, tục gọi là Mũi dọc dừa. 

Đặc điểm chính của mũi ống trúc là Chuần Đầu đều và thẳng (hình thành góc thước thợ) và Sơn Căn hơi thấp.

Mũi ống trúc được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu chủ về cả phú lẫn quý cách ở mức trung thừa (về phú quý thì thua mũi trâu, về quý thì thua mũi rồng, mũi thông thiên) thiên về văn cách hơn là võ cách.

Phối hợp với loại hình tướng danh cầm (hình Hạc, hình Phượng) và có các bộ vị khác tương ứng tốt đẹp hoặc không khuyết hãm, Mũi ống trúc chủ về sang cả, có danh vọng với đời, nhưng được danh mà kém về lợi. 

Ngược lại phối hợp đắc cách với loại thú hình như ngựa nai hoặc gia cầm như hình gà vịt chủ về giàu có từ trung vận trở đi, nếu không giàu cũng không bao giờ bị khốn đốn về cơm áo nhưng phần quý hiển bị giảm sút.

Về mật phẩm cách, bất kể phối hợp với hình chim chóc hay muông thú, kẻ có Mũi ống trúc mà Ngũ Quan không khuyết hãm là kẻ tính tình trung hậu, ngay thẳng, thường giữ được mứ trung dung trong xử thế.

8. Mũi chim ưng (ưng trảo tỵ)


Sống mũi hẹp nổi cao (đôi khi trơ xương) và cao gần bằng Chuần Đầu nhỏ nhọn dài và quắp xuống phía dưới Nhân Trung, khiến nhìn nghiêng toàn thể Mũi như mỏ chim ưng nên mới có danh xứng loại Mũi trên là Mũi chim ưng.

Theo tướng thư Mũi chim ưng bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu, nhưng sự bất thành tựu này, căn cứ vào hậu vận bất tường và tính nết ác độc chứ hoàn toàn không phải vì loại mũi này không thành đạt trên các lĩnh vực phú và quý hiển.

Kẻ có Mũi chim ưng mà thân mình mường tượng như sói, như rắn, như chồn lại thêm mắt sói là kẻ tâm tình cay độc, đối xử với đồng loại hạ thủ bất lưu tình, nhưng lại thông minh lanh lợi, cầu công danh dễ dàng thành công, chỉ hiềm là kết cuộc không được yên ổn.

Phối hợp với Ngũ Quan toàn hảo và thân hình khác muông thú kể trên, Mũi chim ưng giảm bớt phần quý hiển nhưng đồng thời sự độc hại cũng tiết giảm tới mức tối đa. 

Ngược lại, chỉ có Trung Nhạc đặc dị là ưng hình bốn Nhạc còn lại đều bị khuyết hãm thì mũi chim ưng biểu lộ các tính ty tiện, ác hiểm. Các kẻ mạt lưu trong xã hội thường thuộc vào loại hình tướng kể trên.

9. Mũi cá diếc (h133)


Hình dạng mũi dài, thiếu bề ngang, Sơn Căn và Niên Thượng thấp hẹp, Thọ Thượng và Chuần Đầu nổi cao và mảnh lưng như cá diếc, Gián Đài, Đình Úy không rõ và rất nhỏ, lỗ mũi che kín, Chuần Đầu ít thịt nhưng không nhọn.

Về mặt vận mạng, Mũi cá diếc bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu. Phối hợp Ngũ Quan không khuyết hãm, Mũi cá diếc chủ về sự thiếu thân tình của gia tộc nhưng đủ sống suốt đời vất vả, phải chật vật mới có miếng ăn, danh lợi dưới mức trung bình.

Mũi cá diếc đi đôi với các hình tướng thuộc loài chim không thích hợp bằng đi đôi với loại tướng thuộc loài thú vì tướng thú thường dễ phát phú sẽ bổ túc phần nào cho sự khiếm khuyết của Mũi trong việc mưu sinh thường nhật.

10. Mũi củ tỏi (toản tỵ) (h134)


Sơn Căn nhỏ, hẹp và thấp, Niên Thượng và Thọ Thượng cũng thấp và hẹp bề ngang nhưng phần Chuần Đầu, Gián Đài, Đình Úy rất lớn, tròn trịa nẩy nở, khiến cho hình dạng toàn thể loại mũi này trong giống như gốc tỏi mà Sống mũi là Thân, Chuần Đầu và hai Cánh mũi hợp thành củ nên mới có tên là Mũi củ tỏi.

Trong phép xếp loại mũi, mũi củ tỏi không bị coi là bất thành tựu nhưng cũng không được coi là Thẩm biện quan thành tựu vì nó, với phần ý nghĩa về vận mạng gia đình, tượng trưng cho kẻ không được may mắn về tình ruột thịt. 

Kẻ có Mũi củ tỏi tuy tâm địa vô hại nhưng thiếu tình huyenh đệ thắm thiết, có anh em cũng như không vì chẳng những không được nờ cậy mà còn bị điêu đứng vì cật ruột.

Nếu Ngũ Quan toàn hảo, mũi củ tỏi cho phép phỏng định là gia cảnh cá nhân bắt đầu vượng thịnh vào lúc trung niên trở đi.

11. Mũi túi tiền (thịnh nang tỵ) (h135)


Thịnh nang tỵ nghĩa đen là túi đựng đầy tiền. Ở đây Thịnh nang tỵ là một loại Mũi đặc biệt về hình dạng so với các loại mũi khác ở các điếm sau:

Sơn Căn cao nổi và rất rộng, Sống mũi cũng vậy. Chuần Đầu không co nhưng bề ngang xấp xỉ với thân mũi, còn Gián Đài, Đình Úy không đáng kể nên toàn thể Mũi trông tương tự như một túi đựng tiền thẳng băng từ trên xuống dưới dù nhìn theo trắc diện hay chính diện cũng vậy.

Thịnh nang tỵ đúng cách (mũi không lộ khổng) được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu. Nếu phối hợp đắc cách với thân hình đẫy đà thuộc loại thú, thanh âm trầm bổng, Ngũ Quan toàn hảo thì đó là loại vừa phú vừa quý

12. Mũi túi mật treo (huyền đởm tỵ) (h136)


Hình dạng mũi trông thẳng thì ngay ngắn, nhưng Sơn Căn thấp, nở rộng, phần Sống mũi cao dần và đến Chuần Đầu thì tròn trịa, nẩy nở thành một cục tròn lớn trông như túi mật treo nên mới có danh xưng là Huyền đởm tỵ.

Mũi túi mật treo hình dạng phảng phất như Mũi sư tử nhưng khác ở hai chi tiết sau:

- Chuần Đầu của Sư tử tỵ nỏ hơn Chuần Đầu của Huyền đởm tỵ. 
- Phần Sống mũi của Sư tử tỵ uốn cong hơn phần Sống mũi của Huyền đởm tỵ Gián Đài và Đình Úy của Sư tử tỵ nẩy nở như tách khỏi thân Mũi. 

Trái lại hai phần trên của Huyền đởm tỵ rất mờ nhạt, gần như lẫn hẳn vào thân mũi.

Về phương diện tướng học, Huyền đởm tỵ được xếp vào loại Thẩm  biện quan thành tựu bậc nhất, ngang hàng với Thông thiên tỵ và trên Sư tử tỵ. Nó chủ về song toàn lẫn thiện cách thượng đẳng nếu Ngũ Quan toàn hảo và phối hợp với hình tướng thuộc Kim, Mộc hay Thổ hình (kiêm hợp với các loại tướng thuộc về muông thú).

Phối hợp với Ngũ Quan toàn hảo và hơp với cầm tướng (tướng hình mường tượng chim) như Hạc hình tướng, Phượng hình tướng, phần quý trội hơn phần phú. 

Phối hợp toàn vẹn với thú tướng thì phú nổi hơn quý. Dù cho phối hợp với cầm tướng hay thú tướng, Huyền đởm tỵ đều là đặc trưng rõ rệt nhất của thiện cách (tính nết lương thiện, phẩm cách cao nhã)

13. Mũi chó (cẩu tỵ) (h137)


Mũi thuộc loại ngắn, Sơn Căn thấp hẹp, Niên Thượng và một phần Thọ Thượng nảy nở về cả chiều ngang rồi phần cuối Thọ Thượng thu hẹp lại và kéo dài cho đến tận Chuần Đầu. 

Phần cuối Mũi gồm Chuần Đầu, Gián Đài, Đình Úy rất mỏng manh và yếu kém về lượng lẫn phẩm. Lỗ mũi có thể lộ hoặc kín tùy theo từng trường hợp nhưng đều xếp vào loại Cẩu tỵ cả.

Cẩu tỵ bị xếp vào loại Thẩm biện quan trung hòa, nghĩa là không hẳn là xấu nhưng cũng không lấy làm tốt.

Nếu mũi chó hợp cách mà không lộ khổng, phối hợp với các bộ vị khác của khuôn mặt đắc thế, loại mũi này tượng trưng cho cá tính tôn trọng nghĩa khí, ăn ở thủy chung. 

Về mặt vận mạng mũi chó không bị phá hãm và lồng trong bối cảnh tương đối cân xứng của khuôn mặt với thân hình, báo hiệu cuộc đời phải chăng, không túng thiếu nhưng cũng chẳng được an nhàn lâu dài.

Nếu mũi không bị lộ khổng, lỗ Mũi quá lớn, thì tuy về mặt tình nghĩa chung thủy không bị ảnh hưởng nhưng mạng vận lận đân hay tham nhũng.

14. Mũi gấp khúc (tam loan tam khúc tỵ) (h138)


Mũi này chia ra làm 2 loại:

- Loại mũi có thân mũi bị lõm xuống ít nhất là 2 hay 3 chỗ gọi là Phục ngâm (hay Tam khúc: 3 lần gẫy gẫp xuống)
- Loại mũi mà thân mũi thay vì bằng phẳng lại lồi lên từng quãng thì gọi là Phản ngâm còn gọi là Tam loan (3 lần xếp lên cao)

Cả hai loại mũi trên đều là Phá cách nên bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu. Loại Phục ngâm tỵ (Tam khúc tỵ) tượng trưng cuộc đời long đong khổ sở, không mấy khi được thư thái. Loại Phản ngâm tỵ (Tam loan tỵ) tượng trưng cho gia vận bất tường: về gia cô độc và có thể bị tuyệt tự.

15. Mũi sống kiếm (kiếm phong tỵ) (h139)


Thân mũi dài, nổi cao nhưng mảnh dẻ, không có bề ngang, khiến nhìn thẳng người ta chỉ thấy có Sống mũi mường tượng như thanh kiếm ghim vào thân cây (bằng phía lưỡi) chỉ còn nhìn thấy sống kiếm nên mới có biệt danh là Kiếm phong tỵ. Loại mũi này Chuần Đầu nhỏ hẹp không có thịt, Gián Đài, Đình Úy rất nhr và mỏng, lỗ mũi lộ.

Mũi sống kiếm là loại mũi rất xấu về cả phẩm cách lẫn mạng vận nên bị xếp vào loại Thẩm biện cách bất thành tựu và thuộc về loại mũi ác tướng.

Ngũ Quan đầy đặn, mặt mũi phương phi mà có Mũi sống kiếm là kẻ gian ác thâm hiểm, đầu óc cố chấp, vô tình vô nghĩa ngay cả đối với thân quyến cũng vậy.

Về mặt vận mạng, mũi sống kiếm không có gia vận an lành, anh em bạc tình khắc hãm vợ con và thường cô độc lúc tuổi già.

16. Mũi lệch và lõm (Thiên ao tỵ) (h140)


Hình dạng mũi rất nhỏ so với khuôn mặt, Sơn Căn nhỏ hẹp, Sống mũi gần như là lẫn sâu vào mặt phẳng của chính diện khuôn mặt, nên nhìn từ phía trước mặt gần như chỉ thấy Sơn Căn và Chuần Đầu chứ không thấy Sống mũi đâu cả. 

Trái lại với phần thân mũi hai Cánh mũi của Thiên tỵ ao nẩy nở rất rõ và lớn gần như các phần tương tự của Sư tử tỵ.

Thiên ao tỵ là loại mũi xấu bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu. Mặt mày sáng láng, cân xứng mà chỉ có mũi là Thiên ao tỵ thì thăng giáng thất thường, quanh năm tật bệnh, nghèo túng. Nếu tất cả Ngũ Quan đều lệch lạc là tướng chết yểu.

17. Mũi rồng (long tỵ) (h141)


Nhìn một cách tổng quát so với khuôn mặt thì mũi rồng không lớn, không nhỏ. Nói khác đi là tương xứng với khuôn mặt. Đi sâu vào chi tiết mũi rồng có các đặc điểm sau đây:

- Thân mũi cao nhưng không thẳng tắp từ Sơn Căn đến Chuần Đầu như Tiềm đồng tỵ, trái lại nó hơi cong xuống ở phần Thọ Thượng.
- Chuần Đầu vừa phải, xương thịt tương xứng và cùng ngang hàng với Gián Đài Đình Úy.
- Gián Đài Đình Úy nổi rõ và khá lớn, đầy đặn, cân xứng.

Về phương diện vận mạng mũi rồng la loại cực tốt được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu chủ về thông minh, phú quý song toàn.

Tuy nhiên muốn đạt những điều kẻ trên thì mũi rồng phải ngay thẳng phối hợp thích nghi vớ Lưỡng Quyền cao rộng, trán vuông, Miệng rộng và Cằm nảy nở. Hoàn toàn đắc cách mũi rồng biểu tượng cho hậu vận phú quý cực phẩm. 

Nếu không hoàn toàn hợp cách cục toàn diện, mũi rồng bị chiết giảm thiểu đặc tính phú quý và đi đến chỗ hư không về hậu vận nếu Lưỡng Quyền bị khuyết hãm, Địa Các nhỏ hẹp và vẩu ra cao gần bằng thân mũi.

18. Mũi cọp (Hổ tỵ) (h142)


Mũi cọp nói chung hơi ngắn về chiều dài và rất lớn về bề ngang thân mũi ngay thẳng và cao hơn Sư tử tỵ; Chuần Đầu tròn lớn và ngang hàng với Gián Đài, Đình Úy.

Ngược lại với Sư tử tỵ, phần Gián Đài, Đình Úy của Hổ tỵ rất nhỏ nhưng nổi rõ, lỗ mũi nhỏ nhưng không lộm Sơn Căn khá cao và đặc biệt nảy nở.

Mũi cọp được xếp vào loại thẩm biện quan thành tựu và ở giữa thượng cách và trung cách về mặt vận mạng.

Nếu đi với hổ nhãn, hổ mi và hổ khẩu, kiêm cả Hổ hình đắc cách, mũi hổ chủ về phú quý cách của hạng người ưa tranh danh đoạt lợi như quân nhân, thương nghiệp gia , thể thao… 

Nói khác đi phú quý cách ở đây thiên về vật dục, thực tiễn hơn là về trí tuệ. (Các danh tướng thương gia hiển đạt đều có Hổ tỵ đi kèm với các bộ vị đắc cách như trên).

Về mặt phẩm cách, Mũi cọp thuộc laọi thiện tướng bậc trung hoặc tiểu tùy theo cách phối hợp với các bộ vị khác của khuôn mặt.

19. Mũi chỏm núi (cô phong tỵ) (h143)


Nhìn thoáng qua hình dạng của mũi rất lớn so với khuôn mặt: Sơn Căn cao rộng nhưng trơ xương, Lưỡng Quyền vừa hẹp vừa thấp, hai bên thân mũi không có thịt; Gián Đài, Đình Úy cao nở về bề dài nhưng thiếu về bề ngang, lỗ mũi rộng và lộ; 

Chuần Đầu nhọn và rất cao nên khi nhìn vào, người ta chỉ thấy có Mũi mà dường như không thấy Đông Tây Nam Bắc Nhạc đâu cả (vì các bộ vị này quá nhỏ hẹp hoặc thấp) nên loại mũi này mới có tên là Cô phong tỵ.

Về mặt vận mạng, mũi chỏm núi bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu vì nó chủ về trung vận suy vị, tiền tài phá tán, thân quyến vô duyên. Tuy vậy về mặt phẩm cách, 

Mũi cô phong nếu không bị nghiêng lệch và được Giám sát quan tốt đẹp (nghĩa là mắt có tụ quang) chủ về phẩm tính thiện lương nhưng tínhtình lạnh nhạt không ưa giao thiện với ngoại nhân thíc cảnh tĩnh mịch.


20. Mũi lộ khổng (lộ khổng tỵ) (h144)


Thân mũi dài, nhỏ và cao, Sơn Căn hẹp đầu mũi nhỏ nhọn và đặc biệt là lỗ mũi rất rộng và hướng lên phía trên, các phần Gián Đài và Đình Úy bị hở và rất mỏng manh hầu như không có.

Mũi lộ khổng bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu và liệt vào hạng bần tướng, nhất là từ khoảng 40 tuổi trở đi.

Về mặt vận mạng mũi lộ khổng dù có Đông Tây Nam Bắc Nhạc đắc cách hỗ trợ cũng chỉ thành đạt phần nào về đường khoa nạn nhưng phần nhiều hữu danh vô thực, hữu quý vô phú, luôn luôn nghèo túng; 

Hoặc có tiền bạc thì cũng không bao giờ giữ được. Nếu Ngũ Quan đều ở mức dưới trung bình thì với mũi lộ khổng kẻ đó suốt đời túng thiếu, lưu lạc tha hương.

21. Mũi cheo (h145)


Mũi cheo thân thẳng, Sơn Căn, Niên Thượng Thọ Thượng đều nhỏ hẹp nhưng cao thẳng; Chuần Đầu nhỏ và nhọn như mũi lộ khổng; đích danh hai bên thân mũi cũng không có thịt tương tự như mũi lộ khổng.

Mũi cheo bị xếp vào loại Thẩm biện quang bất thành tựu vì các lý do sau:

- Về mặt vận mạng loại mui này tán tài (dù phối hợp với các bộ vị toàn hảo) thì cũng lúc thông lúc bí, rốt cục vẫn không sao giữ được tiền của lâu bền; càng về già càng nghèo khổ. Tuy vậy nếu chỉ có Mũi cheo mà Tứ Nhạc còn lại không bị khuyết hãm thì chỉ nghèo túng từ buổi trung niên mà thôi, đường khoa hoạn không hoàn toàn bị bịt lối, chỉ bị ba đào mà thôi.

- Về mặt đạo đức, loại mũi cheo này bị xếp vào loại bất lương, chủ về tâm tính bất trắc hiểm ác gian manh đối xử với người không chung thủy, tráo trở khôn lường.

22. Mũi đười ươi (tinh tinh tỵ) (h146)


Sơn Căn hơi hẹp, thân mũi thẳng, chạy thẳng một mạch từ Sơn Căn xuống đến Chuần Đầu, hơi tròn và ngang bằng với lằn mức của Gián Đài, Đình Úy. Hai bộ vị này nổi cao hợpvới thân mũi thành một khối duy nhất, chứ không phân ranh rõ rệt như mũi Sư tử, lỗ mũi hơi lộ.

Mũi đười ươi đúng cách thường đi đôi với loại mắt sâu sát gần chân mày và được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu.

Phối hợp đắc cách với loại hình tướng thuộc thú hình (khỉ, vượn…) và khuôn mặt vuông vức nảy nở, Ngũ Quan toàn hảo (về mặt tướng thuật) trông mường tượng như hầu loại(mày hơi thô, Môi trên hơi dày và cong lên đôi chút, thân hình vững chãi lanh lẹ). 

Mũi đười ươi chủ về tâm tính hào sảng, anh hùng, hậu vận đặc biệt quý hiển. Đây là loại mũi tốt nặng về thiện cách và quý cách còn phú cách chỉ ở mức trung bình.

23. Mũi nai (lộc tỵ) (h147)


Hình thể mũi thanh lịch, dài và hơi cong xuống, không lớn, không nhỏ so với khuôn amựt; Gián Đài, Đình Úy hơi hẹp bề ngang và cung hàng với Chuần Đầu. Phần Chuần Đầu của Mũi nai bằng phẳng và hơi gấp xuống thành hình thước thợ nhưng đầy đặn, cân xứng, lỗ mũi không lộ.

Mũi nai được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu.

Phối hợp đắc cách với hình nai và tính nai (như đi đứng mau lẹ một cách tự nhiên, mắt sáng được ánh mắt ngây thơ). 

Mũi nai chủ về phúc lộc tự nhiên mà có, không cần phải cạnh tranh. 

Về mặt phẩm tính, nếu Ngũ Quan bị khuyết hãm, mũi nai tiêu biểu cho cá tính lương thiện hồn nhiên, trọng nhân nghĩa và trung tín đối với bằng hữu. Đây là loại tướng Mũi thiện cách thượng thừa.